Dáng Văn Nhân vừa rất dễ tạo hình mà cũng rất khó, nghệ nhân cần có sự tinh tế và óc thẫm mỹ cao, vì chỉ cần vài chi tiết thậm chí một chi tiết không phù hợp cũng sẽ thất bại trong cây vốn đã rất ít chi tiết này rồi. Tạo dáng khó mà dễ ở chỗ thân cây khúc khuỷu nhưng hợp lý ở từng đoạn đổi chiều chứ không phải loằn ngoằn rối mắt, nhánh rất ít nhưng nhìn vẫn thấy đầy đủ, nhánh chỉ có một bên nhưng nhìn cây vẫn cân bằng, lá ít nhưng nhìn cây không còi cọc, thân mảnh khảnh nhưng không yếu ớt, rễ không tua tủa nhưng cây vẫn đầy sức sống... và cuối cùng chậu nhỏ đất ít nhưng cây vẫn xanh tốt.
Thân cây khúc khuỷu, càng về phía ngọn thì càng khúc khuỷu gấp hơn, lá thưa thớt nhưng không phải còi cọc.
Có những thế mà ngọn cây cong gập xuống đất...
...và ngược lại ngọn hướng thẳng lên nhưng nhìn vào vẫn một phong cách mà thôi, hiệu quả thẫm mỹ đều như nhau.
Với sự tinh tế của nghệ nhân, từ một cây non với 3 nhánh cũng có thể biến hóa thành một cây già cỗi.
Cây thường mất cân bằng về trọng lực nên cần bám chắc vào chậu thì mới không ngã. Dáng Văn Nhân này chỉ trồng trong chậu rất nhỏ nên những cây nặng phần ngọn dù có bám chặt vào chậu thì vẫn ngã cả chậu, nhưng không vì thế mà tăng diện tích chậu, ta phải dùng chậu có độ sâu hơn.
Còn nếu thân không đủ cao thì đưa rễ lên làm thân.
Trong quá trình quấn kẽm vào thân để uốn thì lớp vỏ khô bên ngoài (lớp tế bào chết của vỏ cây) sẽ mất hết nên nhìn cây sẽ không già cỗi, hình trên ta thấy lớp vỏ đó vẫn còn chứng tỏ cây này đã thành hình từ rất lâu.
Dáng Văn Nhân chỉ thích hợp với những cây lá nhỏ, tốt nhất dùng cây lá kim thì dễ đạt hơn.
Dáng cây mất cân bằng nhưng nhìn vẫn hợp lý.
Viết bởi nguồn Kientrucxanhcara.com
Đăng nhận xét