Phần lớn người xem đều công nhận cây sanh “Mâm xôi con gà” có bộ rễ đẹp, tuổi khá cao, xứng đáng xếp vào hàng những cây độc, trị giá bạc tỉ ở Việt Nam. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều ý kiến chê cây sanh này xấu, đặc biệt là tay cành, không có hình tượng nghệ thuật gì cả. Khi nói về giá tiền, thì hầu hết những người chơi cây đều cười, cho đó là chuyện tào lao, nhí nhố, bởi chẳng có ai điên rồ đến mức bỏ cả núi tiền để rước cái cây bằng gỗ về nhà.
Anh Nguyễn Văn K., thuộc hội sinh vật cảnh Quảng Ngãi, người bỏ hàng trăm triệu chở mấy cây bạc tỉ ra Hà Nội tham dự nói vui: “Chả hiểu cây sanh đó đẹp ở chỗ nào, nhưng ngay cái tên “Mâm xôi con gà” đã thấy hài hước rồi. Thấy người đi xem cứ ầm ĩ bàn tán, tôi cũng tìm đến xem mặt mũi nó thế nào. Thú thực, nhìn mãi mà không ra hình mâm xôi, cũng chẳng thấy hình con gà. Vậy nên, tính nghệ thuật là không có. Nói hơi ngoa, nhưng cứ cho nó giống mâm xôi, con gà đi, thì việc đặt con gà với mâm xôi lên lưng rùa thì đúng là… Rùa là tứ linh trong văn hóa Việt. Các cụ có câu: “Thương thay thân phận con rùa/ Vào đền cõng hạc, lên chùa đội bia”. Số con rùa này quả là thảm, phải đội xôi, đội gà…”.
Anh Nguyễn Văn K., thuộc hội sinh vật cảnh Quảng Ngãi, người bỏ hàng trăm triệu chở mấy cây bạc tỉ ra Hà Nội tham dự nói vui: “Chả hiểu cây sanh đó đẹp ở chỗ nào, nhưng ngay cái tên “Mâm xôi con gà” đã thấy hài hước rồi. Thấy người đi xem cứ ầm ĩ bàn tán, tôi cũng tìm đến xem mặt mũi nó thế nào. Thú thực, nhìn mãi mà không ra hình mâm xôi, cũng chẳng thấy hình con gà. Vậy nên, tính nghệ thuật là không có. Nói hơi ngoa, nhưng cứ cho nó giống mâm xôi, con gà đi, thì việc đặt con gà với mâm xôi lên lưng rùa thì đúng là… Rùa là tứ linh trong văn hóa Việt. Các cụ có câu: “Thương thay thân phận con rùa/ Vào đền cõng hạc, lên chùa đội bia”. Số con rùa này quả là thảm, phải đội xôi, đội gà…”.
Nhìn mãi mà chẳng thấy mâm xôi với con gà đâu cả.
Nhiều người nghe từ “Mâm xôi con gà” thì thấy vẻ dân dã, thú vị, nhưng khi nhìn mãi không ra hình mâm xôi với con gà đâu thì thấy thất vọng. Thậm chí, lắm người bảo, cả tán lá cũng giống rùa. Bệ đá hình rùa, tán lá hình rùa, thành ra rùa cõng rùa, chẳng có ý nghĩa gì cả.
Ông Th., một đại gia chơi cây hàng đầu Hà thành chê cây sanh Mâm xôi con gà khá nặng, khi so sánh tán lá của cây sanh chẳng khác nào thứ cây tán ở Nam Định. Các bố cục tán lá được chia thành 5 tầng. Tầng trên cùng là ngọn cây, ngay bên dưới là 4 tầng còn lại, cao thấp nhấp nhô. Mỗi tầng lại có vài cái bông. Bông thì to, bông thì nhỏ, bông nhỏ tõe ra từ bông to. Cái kiểu tạo tán cây thành hình những cái mẹt này đã lỗi thời và không có chút ý tưởng nghệ thuật nào cả. Theo đó, người tạo dáng cây này cũng là người thiếu ý tưởng nghệ thuật và học hỏi chơi cây theo kiểu chắp vá, công thức từ các cụ bô lão ở các làng buôn bán cây cảnh.
Điểm mà ông Th. thấy phản cảm nhất chính là những cái rễ cứ co quắp, quặp lấy thân cây, tạo ra sự rối rắm. Rễ buông thường suôn thẳng, tạo sự vững trãi, trường tồn, nhưng đằng này rễ quặp vào thân thành một đống, một cuộn, một bó. Nói không ngoa, nhìn cái thân cây chả khác gì một bó dây thừng rối rắm, không tạo ra được ấn tượng hoặc liên tưởng nghệ thuật gì cả.
Ông Th., một đại gia chơi cây hàng đầu Hà thành chê cây sanh Mâm xôi con gà khá nặng, khi so sánh tán lá của cây sanh chẳng khác nào thứ cây tán ở Nam Định. Các bố cục tán lá được chia thành 5 tầng. Tầng trên cùng là ngọn cây, ngay bên dưới là 4 tầng còn lại, cao thấp nhấp nhô. Mỗi tầng lại có vài cái bông. Bông thì to, bông thì nhỏ, bông nhỏ tõe ra từ bông to. Cái kiểu tạo tán cây thành hình những cái mẹt này đã lỗi thời và không có chút ý tưởng nghệ thuật nào cả. Theo đó, người tạo dáng cây này cũng là người thiếu ý tưởng nghệ thuật và học hỏi chơi cây theo kiểu chắp vá, công thức từ các cụ bô lão ở các làng buôn bán cây cảnh.
Điểm mà ông Th. thấy phản cảm nhất chính là những cái rễ cứ co quắp, quặp lấy thân cây, tạo ra sự rối rắm. Rễ buông thường suôn thẳng, tạo sự vững trãi, trường tồn, nhưng đằng này rễ quặp vào thân thành một đống, một cuộn, một bó. Nói không ngoa, nhìn cái thân cây chả khác gì một bó dây thừng rối rắm, không tạo ra được ấn tượng hoặc liên tưởng nghệ thuật gì cả.
“Thương thay thân phận con rùa/ Vào đền cõng hạc, lên chùa đội bia”. Số con rùa này quả là thảm, phải đội xôi, đội gà…
Một chuyên gia cây cảnh khác thì nhận xét, cái kiểu rễ buông xuôi rồi quặp vào gốc chẳng khác nào “thượng thách, hạ thu”, những từ ngữ báo hiệu ngày tàn, xuống dốc, điều mà giới chơi cây rất kiêng kỵ.
Phải nói thẳng rằng, người chê cây sanh “Mâm xôi con gà” rất nhiều, chiếm số lượng áp đảo. Tuy nhiên, người khen cây sanh này cũng không phải ít. Bỏ qua chuyện định giá 120 tỉ đồng, những người đứng về phía khen thì cho đây là tác phẩm hoàn mỹ, không thể chê vào đâu được.
Những người này đều không quan tâm đến cái tên “Mâm xôi con gà” và cố nhìn cho ra cái hình dáng mâm xôi, với con gà trên phần tán. Để tạo tác ra một tán lá có hình mâm xôi với con gà thì quá dễ, người chơi cây nào cũng làm được. Cái giống sanh có đủ dinh dưỡng, cành lá có mà tốt um, tha hồ tạo tác. Nhưng người họa sĩ tài ba, chỉ cần vạch một nét bút, có thể ra hình một con ngựa đang phi nước đại, hay thấy được bóng dáng mỹ nhân ẩn hiện trong sương mờ. Cái anh họa sĩ mà ngồi nhìn người mẫu để vẽ cho thật giống, thì quá dễ, đó là việc của mấy bác truyền thần vỉa hè. Mà các bác truyền thần có tài ba thế nào, cũng không so được với máy chụp ảnh, nếu coi tiêu chí giống là đẹp.
Vậy nên, cái tên “Mâm xôi con gà”, chỉ là tên, còn vẻ đẹp của cây phải là: da mốc, thân quái, rễ kiềng, gốc bồ, ngọn chỉ, sẹo liền, cành ngoan. Mấy tiêu chí này là của các cụ bô lão, chơi cây lâu năm đặt ra. Nếu cứ áp những tiêu chí đó, thì quả cây “Mâm xôi con gà” đã hoàn thiện về mặt thẩm mỹ. Người chơi cây đặt giá trị hàng đầu của cây ở tuổi tác. Chỉ có năm tháng trường tồn mới làm nên được bộ da mốc thếch. Thời gian là vàng và tuổi tác làm nên giá trị của cây.
Tuy nhiên, ở trường phái coi nhẹ “da mốc” thì coi cây “Mâm xôi con gà” ít giá trị. Đã gọi là cây cảnh nghệ thuật, thì phải coi nghệ thuật là hàng đầu. Cây phải truyền tải được ý tưởng, khát vọng của người chơi cây. Ví như, con người coi trọng tình anh em, thì muốn cây có dáng huynh đệ, coi trọng công cha, nghĩa mẹ, thì dáng cây phải là phụ tử, mẫu tử, rồi người thẳng tính thích dáng trực, người mềm tính thích dáng huyền, hoành… Những người mê dáng cây ứng với tứ linh thì coi “Mâm xôi con gà” quả là những thứ tầm thường quá, đấy là chưa kể nó chả có tí gì là mâm xôi với con gà. Nếu cây sanh không giống mâm xôi, con gà, cũng không ra hình thù gì cả, thì coi như tính nghệ thuật của cây đã bị điểm không tròn trĩnh.
Phải nói thẳng rằng, người chê cây sanh “Mâm xôi con gà” rất nhiều, chiếm số lượng áp đảo. Tuy nhiên, người khen cây sanh này cũng không phải ít. Bỏ qua chuyện định giá 120 tỉ đồng, những người đứng về phía khen thì cho đây là tác phẩm hoàn mỹ, không thể chê vào đâu được.
Những người này đều không quan tâm đến cái tên “Mâm xôi con gà” và cố nhìn cho ra cái hình dáng mâm xôi, với con gà trên phần tán. Để tạo tác ra một tán lá có hình mâm xôi với con gà thì quá dễ, người chơi cây nào cũng làm được. Cái giống sanh có đủ dinh dưỡng, cành lá có mà tốt um, tha hồ tạo tác. Nhưng người họa sĩ tài ba, chỉ cần vạch một nét bút, có thể ra hình một con ngựa đang phi nước đại, hay thấy được bóng dáng mỹ nhân ẩn hiện trong sương mờ. Cái anh họa sĩ mà ngồi nhìn người mẫu để vẽ cho thật giống, thì quá dễ, đó là việc của mấy bác truyền thần vỉa hè. Mà các bác truyền thần có tài ba thế nào, cũng không so được với máy chụp ảnh, nếu coi tiêu chí giống là đẹp.
Vậy nên, cái tên “Mâm xôi con gà”, chỉ là tên, còn vẻ đẹp của cây phải là: da mốc, thân quái, rễ kiềng, gốc bồ, ngọn chỉ, sẹo liền, cành ngoan. Mấy tiêu chí này là của các cụ bô lão, chơi cây lâu năm đặt ra. Nếu cứ áp những tiêu chí đó, thì quả cây “Mâm xôi con gà” đã hoàn thiện về mặt thẩm mỹ. Người chơi cây đặt giá trị hàng đầu của cây ở tuổi tác. Chỉ có năm tháng trường tồn mới làm nên được bộ da mốc thếch. Thời gian là vàng và tuổi tác làm nên giá trị của cây.
Tuy nhiên, ở trường phái coi nhẹ “da mốc” thì coi cây “Mâm xôi con gà” ít giá trị. Đã gọi là cây cảnh nghệ thuật, thì phải coi nghệ thuật là hàng đầu. Cây phải truyền tải được ý tưởng, khát vọng của người chơi cây. Ví như, con người coi trọng tình anh em, thì muốn cây có dáng huynh đệ, coi trọng công cha, nghĩa mẹ, thì dáng cây phải là phụ tử, mẫu tử, rồi người thẳng tính thích dáng trực, người mềm tính thích dáng huyền, hoành… Những người mê dáng cây ứng với tứ linh thì coi “Mâm xôi con gà” quả là những thứ tầm thường quá, đấy là chưa kể nó chả có tí gì là mâm xôi với con gà. Nếu cây sanh không giống mâm xôi, con gà, cũng không ra hình thù gì cả, thì coi như tính nghệ thuật của cây đã bị điểm không tròn trĩnh.
Người tạo tác ra cây “Mâm xôi con gà”, họa sĩ Đặng Xuân Cường, thì hết lòng ca ngợi vẻ đẹp của cây sanh này. Cũng phải thôi, vì nó là con đẻ của họa sĩ mà. Dù cây sanh chỉ nằm trong tay anh 8 năm, một con số quá nhỏ so với thời gian sở hữu của dòng họ Phạm ở xã Sài Sơn, song có lẽ anh là người thả hồn vào cây sanh này nhiều nhất. Sau này, dù đã bán cho anh Quý “trôi”, rồi về tay ông Thành “vàng”, thì anh cũng vẫn tiếp tục được mời làm cố vấn, thậm chí trực tiếp căn chỉnh, tỉa tót cho cây.
Ông Thành đã bỏ ra cả chục ngàn đô để mua mấy hòn đá thửa rất đẹp, rồi nhờ anh Cường đồ họa cây, bệ đá bằng hình ảnh 3D, sau đó mới quyết định làm. Mọi động chạm, căn chỉnh, tỉa tót đều được cân nhắc hết sức tỉ mỉ, có sự tham vấn của nhiều người.
Theo họa sĩ Đặng Xuân Cường, thì chính sự kết hợp giữa mảng to và mảng nhỏ (điều mà nhiều người chê) đã tạo ra dáng tản vân. Đứng từ xa nhìn lại, hoặc từ gần nhìn ra, thì tán lá như những đám mây bay, chứ không thể giống một cái mẹt, hay một đống rơm theo con mắt thô thiển.
Ông Thành đã bỏ ra cả chục ngàn đô để mua mấy hòn đá thửa rất đẹp, rồi nhờ anh Cường đồ họa cây, bệ đá bằng hình ảnh 3D, sau đó mới quyết định làm. Mọi động chạm, căn chỉnh, tỉa tót đều được cân nhắc hết sức tỉ mỉ, có sự tham vấn của nhiều người.
Theo họa sĩ Đặng Xuân Cường, thì chính sự kết hợp giữa mảng to và mảng nhỏ (điều mà nhiều người chê) đã tạo ra dáng tản vân. Đứng từ xa nhìn lại, hoặc từ gần nhìn ra, thì tán lá như những đám mây bay, chứ không thể giống một cái mẹt, hay một đống rơm theo con mắt thô thiển.
Cây đẹp hay xấu là ở con mắt người thưởng ngoạn.
Những tán lá to, nhỏ, song lại cực kỳ đơn giản, đã tạo ra nhịp điệu trầm bổng, và cuối cùng là sự đột biến cao trào của một bản nhạc hay. Họa sĩ Đặng Xuân Cường đã biết vận dụng những sáng tạo của nhân dân lao động để phát triển tác phẩm này, tạo ra sự hoàn mỹ cho nó. Với anh, sự sáng tạo của người lao động chính là khởi nguồn cho sự sáng tạo của người nghệ sĩ. Chính vì thế, nếu chê những tán lá giống như chiếc mâm, là kiểu tạo cây của những người ở quê, thì đó là sự xúc phạm, thiếu tôn trọng với tiền nhân.
Bộ rễ ấn tượng hay rối răm |
Còn những chiếc rễ buông xuống rồi quặp vào thân cây mà nhiều người chê, theo anh Cường, đó là nét đẹp mang đặc điểm riêng của cây, không giống như hàng vạn cây khác.
Có thể nói, cuộc tranh luận cây này đẹp, cây kia xấu, chả khác gì ông thích ăn thịt chó chê món ăn chay. Cây cảnh như nghệ thuật, mà văn mình vợ người. Cây đẹp hay xấu là ở trong mắt người thưởng ngoạn, cũng như người đàn bà đẹp trong mắt kẻ si tình chứ đâu nằm ở đôi má hồng.
Cây sanh “Mâm xôi con gà” đã trở thành một kỳ cây, vô cùng nổi tiếng và được định giá cao trên thị trường, điều này không ai phủ nhận. Tuy nhiên, khi đã nổi tiếng thì lắm kẻ dèm pha, chịu nhiều tin đồn thất thiệt, đó cũng là lẽ thường. Người không thấy rung động với cây, thì bảo giá trị của nó chỉ bằng mấy ấm nước (phơi khô làm củi đun nước). Còn với ông Nguyễn Trung Thành, dù có trả đến 120 tỉ đồng ông cũng vẫn làm ngơ, thì đó là việc của ông. Với giới chơi cây cảnh, nhiều khi cây cũng như vợ, mà đã trót “yêu” rồi, thì đang lúc mặn nồng, làm sao mà định giá được bằng cái thứ thô thiển có tên là “Tiền”.
Có thể nói, cuộc tranh luận cây này đẹp, cây kia xấu, chả khác gì ông thích ăn thịt chó chê món ăn chay. Cây cảnh như nghệ thuật, mà văn mình vợ người. Cây đẹp hay xấu là ở trong mắt người thưởng ngoạn, cũng như người đàn bà đẹp trong mắt kẻ si tình chứ đâu nằm ở đôi má hồng.
Cây sanh “Mâm xôi con gà” đã trở thành một kỳ cây, vô cùng nổi tiếng và được định giá cao trên thị trường, điều này không ai phủ nhận. Tuy nhiên, khi đã nổi tiếng thì lắm kẻ dèm pha, chịu nhiều tin đồn thất thiệt, đó cũng là lẽ thường. Người không thấy rung động với cây, thì bảo giá trị của nó chỉ bằng mấy ấm nước (phơi khô làm củi đun nước). Còn với ông Nguyễn Trung Thành, dù có trả đến 120 tỉ đồng ông cũng vẫn làm ngơ, thì đó là việc của ông. Với giới chơi cây cảnh, nhiều khi cây cũng như vợ, mà đã trót “yêu” rồi, thì đang lúc mặn nồng, làm sao mà định giá được bằng cái thứ thô thiển có tên là “Tiền”.
Theo VTC
Đăng nhận xét